Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Đây là tình trạng xuất hiện các tế bào hồng cầu trong nước tiểu, khiến nước tiểu chuyển thành màu hồng. Tình trạng đi tiểu ra máu có thể liên hệ tới nhiều bệnh lý khác nhau, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Vậy đi tiểu ra máu là bệnh gì? Khi bị đi tiểu ra máu phải làm sao? Cũng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé! 

di-tieu-ra-mau-la-benh-gi

Các nguyên nhân đi tiểu ra máu

Theo các chuyên gia, sau đây là những căn bệnh có thể khiến cả nam giới và nữ giới tiểu ra máu: 

Bệnh viêm đường tiết niệu

Các tác nhân gây hại như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, virus… có thể tấn công vào viêm đường tiết niệu và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp phải các triệu chứng như: 

  • Nước tiểu chuyển sang màu hồng vì có lẫn máu.
  • Lỗ niệu đạo đau buốt, đặc biệt khi đi tiểu tiện. 
  • Vùng bụng dưới đau đớn, bỏng rát, khó chịu.
  • Buồn tiểu thường xuyên, nhưng khi tiểu thì nước tiểu chỉ ra nhỏ giọt. 

Nếu không được điều trị từ sớm, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây biến chứng lên thận. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu nó làm suy giảm chức năng thận và tắc nghẽn thận, thậm chí suy thận. Ngoài ra, các nhân gây hại có thể lan rộng đến các cơ quan khác của hệ bài tiết và hệ sinh dục. Nếu lây lan vào máu, chúng gây nhiễm trùng máu, khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Bệnh lý ở bàng quang

Bàng quang cũng là một cơ quan dễ gặp phải các bệnh lý như viêm bàng quang, sỏi bàng quang... Mắc phải những bệnh này, người bệnh sẽ bị khó tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu... 

>> Xem ngay: Đi tiểu xong bị buốt

Các bệnh lý ở thận

Đi tiểu ra máu là một trong những triệu chứng gặp phải của các bệnh lý về thận. Cụ thể như sau: 

Viêm cầu thận cấp

Tình trạng viêm nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở cầu thận, khiến người bệnh tiểu ra máu, lên cơn sốt, nhiễm trùng họng và da, đau hai bên vùng thắt lưng... 

Viêm thận, viêm bể thận

Thận và viêm bể thận cũng là những căn bệnh thường gặp khi trong nước tiểu xuất hiện tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm... Căn bệnh này khiến cho người bệnh lên cơn sốt cao, tiểu đau buốt, tiểu lắt nhắt, đau vùng thắt lưng, đau bụng dưới rốn, đau thận, thận to... 

Sỏi thận

Xuất hiện viên sỏi trong thận là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị tiểu ra máu. Viên sỏi có thể quan sát dễ dàng thông qua chụp X-quang hoặc siêu âm. 

Thận đa nang

Căn bệnh thận đa nang khiến cho cấu trúc thận của người bệnh bị biến đổi bất thường, gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Người bệnh thận đa nang gặp phải triệu chứng tăng nồng độ urê trong nước tiểu, đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, xuất hiện khối u vùng hố chậu...  

Lao thận

Vi khuẩn lao tấn công thận là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị tổn thương thận và đi tiểu ra máu. Lúc này người bệnh sẽ đau khi tiểu tiện, tiểu ra mủ, tiểu lắt nhắt. 

Ung thư thận

Ung thư thận có thể được chẩn đoán bằng tay bằng cách sờ vào hố chậu để kiểm tra xem có khối u nổi lên hay không. Người bệnh bị tiểu ra máu rất nặng, máu chuyển màu hồng đậm hoặc đỏ. Bệnh khiến cho bể thận bị biến dạng nên có thể quan sát dễ dàng khi xét nghiệm. Đây là căn bệnh trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

>> Tìm hiểu thêm: Tiểu rắt tiểu buốt 

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Virus, vi khuẩn gây bệnh xã hội không chỉ làm ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục mà còn ảnh hưởng tới hệ bài tiết, khiến người bệnh tiểu ra máu. Khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng: 

  • Lỗ niệu đạo ngứa ngáy đau rát.
  • Đau lưng, sốt, ớn lạnh.
  • Luôn cảm thấy buồn tiểu, trong ngày đi tiểu nhiều lần. Khi tiểu thấy đau niệu đạo và đau bụng dưới.
  • Nam giới tiết mủ ở đầu sáo, nữ giới tiết khí hư bất thường, có lẫn máu, mủ và bốc mùi hôi.

>> Tìm hiểu ngay: Tiểu buốt ở nam

Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới

Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Khi mắc bệnh này; anh em còn gặp triệu chứng tiểu tiện khó khăn, tiểu nhỏ giọt lắt nhắt, són tiểu… Tuyến tiền liệt của bệnh nhân cũng có kích thước lớn hơn bình thường.

Các bệnh phụ khoa ở nữ giới

Có nhiều căn bệnh phụ khoa khiến nữ giới đi tiểu ra máu như:

  • Viêm âm đạo
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Viêm cổ tử cung
  • Viêm phần phụ

Các căn bệnh này còn gây ra những triệu chứng bệnh phụ khoa điển hình khác. 

Ngoài ra, việc mất cân bằng nội tiết tố sinh dục do tuyến yên hoặc tuyến giáp gây ra sẽ khiến vùng kín chị em bị khô. Lúc này âm đạo dễ tổn thương; chảy máu bất thường, khiến máu lẫn vào nước tiểu khi chị em đi tiểu tiện.

>> Tìm hiểu ngay: Tiểu ra máu ở nữ giới là bệnh gì?

Khi bị đi tiểu ra máu phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tiểu ra máu. Đôi khi nó có thể chỉ là kết quả của việc dùng thuốc hoặc do chấn thương cơ học thông thường. Các chị em trong thời kỳ hành kinh cũng bị tiểu ra máu do máu kinh lẫn vào nước tiểu. Nếu không thấy triệu chứng bất thường đi kèm, bạn không cần quá lo lắng.

Nhưng nếu đi tiểu ra máu là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm; nó thường đi kèm các triệu chứng như đau, ngứa niệu đạo, lên cơn sốt… Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được hỗ trợ, kiểm tra. Phác đồ điều trị sẽ được đưa ra sau khi bác sĩ xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu của bạn.

Việc điều trị ban đầu thường sử dụng thuốc; bao gồm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm, thuốc đặc trị cho từng bệnh lý. Việc dùng thuốc có thể bao gồm cả thuốc đông y. Nếu bệnh trở nặng và thuốc không có hiệu quả, bác sĩ cần áp dụng biện pháp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Bài viết trên đã giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về các bệnh gây ra tình trạng đi tiểu ra máu. Để ngăn ngừa các bệnh đường tiết niệu có thể xảy ra; bạn hãy chăm sóc vệ sinh vùng kín thường xuyên, uống đủ nước, không nhịn tiểu, ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho bản thân nhé!

>> Bác sĩ tư vấn miễn phí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

ĐĂNG KÝ KHÁM TRỰC TUYẾN

Giảm ngay 30% phí trị liệu hoặc tiểu phẫu cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám

Câu hỏi thường gặp

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho bệnh nhân cũng như người mới khám

Tôi cần mang theo những gì cho cuộc hẹn bác sĩ?

Tôi có thể đặt hẹn khám như thế nào?

Tôi sẽ gặp bác sĩ khám nào?

Tôi sẽ mất thời gian bao lâu?

Tôi có thể sử dụng hình thức thanh toán nào?

Cần chuẩn bị gì trước khi khám sức khỏe định kỳ?

Phòng khám đa khoa quốc tế medisan

clock

Giờ làm việc

Thứ 2 8h00 - 20h30
Thứ 3 13h30 - 20h30
Thứ 4 8h00 - 20h30
Thứ 5 13h30 - 20h30
Thứ 6 8h00 - 20h30
Thứ 7, CN 8h30 - 12h30

Tìm kiếm Blog này

  • ()
video giới thiệu

Tại sao khách hàng chọn chúng tôi ?

Việc mang tới dịch vụ hoàn hảo, môi trường thoải mái cho người bệnh luôn là mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi. Trong đó điều mà chúng tôi quan tâm hàng đầu chính là sự an toàn của người bệnh.

Đội ngũ chuyên gia & bác sĩ hàng đầu Việt Nam

Đội ngũ chuyên gia & bác sĩ hàng đầu Việt Nam

Môi trường khám chữa bệnh chất lượng cao

Môi trường khám chữa bệnh chất lượng cao

Sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến nhất

Sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến nhất

Phục vụ tận tình trước và sau chữa trị

Phục vụ tận tình trước và sau chữa trị

Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm

Được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm và được tư vấn kĩ lưỡng trước khi điều trị

Khách hàng cảm nhận về chúng tôi

Hãy xem những nhận xét của các bệnh nhân đã từng khám và điều trị tại phòng khám đa khoa quốc tế Medisan

Subscribe Us

@ Bản quyền thuộc về Caren Hà nội Chia sẻ bởi Blogspotdep

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Bạn đang cần được tư vấn ?

Cài thẻ H1 cho trang chủ

Hotline tư vấn:

1800 6750

Địa chỉ phòng khám:

Quảng cáo

Bình luận Facebook