Quyết định chấm dứt thai kỳ là điều khó khăn và có thể gây ra hệ quả xấu với chị em sản phụ. Vì lý do đó, bạn hãy tìm hiểu về phá thai và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
Sơ lược về phá thai
Phá thai là một biện pháp y tế được thực hiện để đình chỉ thai kỳ cho những thai phụ có nhu cầu. Hiện nay có những biện pháp phá thai sau:
- Phá thai bằng thuốc: Đây là biện pháp phá thai không cần phẫu thuật, được dùng cho những người mang thai ở giai đoạn sớm.
- Phá thai ngoại khoa: Là biện pháp phá thai có sự tác động trực tiếp đến tử cung, khi làm cần gây mê và phải thực hiện trong phòng mổ.
Cả hai biện pháp trên đều được liệt vào phá thai an toàn nếu được thực hiện tại cơ sở y tế đảm bảo. Tùy theo sự phát triển của thai nhi, tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phá thai thích hợp với từng người. Tuy nhiên trong một số trường hợp, rủi ro và biến chứng vẫn có thể xảy ra. Khi đó bác sĩ sẽ thay thế bằng một thủ thuật phá thai khác và giúp thai phụ xử lý biến chứng.
Phá thai bằng biện pháp nội khoa
Phá thai nội khoa nghĩa là chấm dứt thai kỳ bằng thuốc. Có hai viên thuốc mà thai phụ cần sử dụng. Viên thứ nhất là mifepristone, được dùng để làm suy yếu sự gắn kết giữa tử cung với phôi thai. Viên thứ hai là misoprostol, có tác dụng khiến tử cung co thắt và chảy máu để đưa thai nhi ra ngoài. Hai viên thuốc sử dụng cách nhau 48 giờ đồng hồ.
Thuốc phá thai sẽ khiến thai phụ co thắt mạnh và chảy nhiều máu hơn so với máu kinh. Tình trạng này kéo dài trong khoảng 9 đến 16 ngày. Nếu phá thai bằng thuốc thất bại, bạn có thể gặp phải một số biến chứng. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
Phá thai bằng biện pháp ngoại khoa
Phá thai ngoại khoa là biện pháp tác động trực tiếp tới tử cung của thai phụ. Có hai biện pháp phá thai ngoại khoa thường được áp dụng là:
Phương pháp hút thai
Phương pháp này dùng một ống hút có đầu mềm đưa vào tử cung qua âm đạo. Lúc này bác sĩ sẽ kết hợp quan sát trực quan trên màn ảnh để xác định vị trí thai, sau đó hút thai ra ngoài qua ống dẫn nhờ thiết bị bơm tay hoặc bơm điện. Mức độ an toàn của biện pháp hút thai cao hơn so với khi phá thai nội khoa. Tuy nhiên vì tác động trực tiếp tới tử cung nên bạn cần thực hiện hút thai tại cơ sở y tế đảm bảo, có bác sĩ tay nghề cao.
Phương pháp nạo thai
Nguyên lý của biện pháp nạo thai là cho thai nhi ngừng phát triển bằng thuốc, Sau đó cùng một dụng cụ chuyên khoa để nạo vách tử cung nhằm đưa thai ra ngoài. Phương pháp này thường được áp dụng cho những thai nhi lớn tuổi, khi việc phá thai bằng thuốc hoặc hút thai không còn hiệu quả. Tuy nhiên đây cũng là biện pháp phức tạp, cần thực hiện ở cơ sở y tế an toàn mới hạn chế được biến chứng, rủi ro có thể xảy ra.
Chăm sóc sau phá thai như thế nào?
Theo các chuyên gia, chăm sóc sau phá thai bao gồm cả chăm sóc về tinh thần và thể chất. Cụ thể, chị em nên lưu ý những vấn đề sau để cơ thể phục hồi nhanh nhất:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa những thực phẩm có hại.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Trong 2 tuần đầu sau khi phá thai không mang vác vật nặng hoặc làm việc nặng.
- Mỗi ngày vệ sinh bộ phận sinh dục thật sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất một tuần sau khi phá thai. Khi tử cung đã phục hồi bạn mới nên quan hệ tình dục trở lại.
- Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường như sốt cao, chảy nhiều máu, đau bụng dữ dội...
- Nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường, vẫn cần đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để tái khám như đã hẹn. Điều này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá tổng quan về hiệu quả phá thai.
Khi phá thai việc sinh con trong tương lai có bị ảnh hưởng không?
Thực tế cho thấy nếu việc phá thai diễn ra an toàn tại những cơ sở y tế đảm bảo, trong tương lai bạn hoàn toàn có khả năng mang thai lần nữa. Khi đó thai kỳ cũng sẽ không có gì bất ổn, trẻ sinh ra được khỏe mạnh tự nhiên.
Tuy nhiên nếu trong quá trình phá thai, tử cung bị tổn thương thì việc mang thai và sinh con sau này sẽ bị ảnh hưởng. Đó là lý do bạn nên cân nhắc một cơ sở y tế an toàn để thực hiện phá thai.
Người mẹ có Rh âm tính có phá thai được không?
Theo các chuyên gia, người mẹ có nhóm máu Rh âm tính vẫn có thể phá thai. Những đối tượng này sau khi phá thai sẽ được chỉ định tiêm anti-D để bảo vệ sức khỏe.
Bài viết trên đã giúp bạn nắm được tổng quan những biện pháp phá thai hiện nay và những lưu ý sau khi phá thai. Với bất cứ thắc mắc nào, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể và chi tiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét