Nạo thai là một trong những phương pháp chấm dứt thai kỳ hiện nay. So với phá thai bằng thuốc và hút thai, phương pháp này ít phổ biến hơn. Vậy nạo thai là gì? Quy trình nạo thai an toàn như thế nào? Cần lưu ý gì khi nạo thai? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lần lượt các thắc mắc này trong nội dung dưới đây!
Nạo thai là gì?
Nạo thai là biện pháp sử dụng dụng cụ y tế can thiệp trực tiếp vào tử cung để chấm dứt thai kỳ. Đây là phương pháp phá thai ngoại khoa có kết quả phá thai thành công tương đối cao và an toàn. Tuy nhiên những điều đó chỉ đạt được khi tiến hành hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa do các kỹ thuật có tay nghề thực hiện.
Điều kiện để nạo thai
Nạo thai thường áp dụng với những ca mang thai ngoài ý muốn mà thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc thai phụ không đủ điều kiện sức khỏe mang thai. Điều kiện để áp dụng phương pháp nạo thai là:
- Thai nhi từ 7 đến 12 tuần tuổi và đã di chuyển vào tử cung
- Thai phụ tự nguyện phá thai
- Thai phụ không bị viêm nhiễm phụ khoa
- Thai phụ không mắc các vấn đề tim mạch huyết áp và máu
Một số trường hợp thai nhi dưới 7 tuần tuổi nhưng thai phụ bị dị ứng với thuốc phá thai thì cũng có thể áp dụng nạo thai.
Quy trình nạo thai
Nạo thai là phương pháp phá thai ngoại khoa, do đó phải thực hiện ở các cơ sở y tế đảm bảo. Các dụng cụ y tế được vô khuẩn và bác sĩ có trình độ kinh nghiệm là yếu tố tiên quyết để quá trình nạo thai an toàn.
Quy trình nạo thai diễn ra như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
- Thai phụ được khám sức khỏe tổng quát và khám phụ khoa để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện nạo thai.
- Siêu âm thai nhi để xác định chính xác tuổi và vị trí thai.
- Nếu thai phụ và thai nhi đủ điều kiện nạo thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ về quy trình phá thai. Sau đó thai phụ phải ký vào giấy cam kết thực hiện đình chỉ thai.
Bước 2: Tiến hành nạo hút thai
- Thai phụ sẽ vào phòng thủ thuật đã được vô trùng sạch sẽ để tiến hành nạo thai.
- Thai phụ được uống thuốc giảm đau và gây tê để tránh bị đau trong quá trình nạo thai.
- Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch vùng kín và sử dụng các dụng cụ y tế thế nạo thai để đình chỉ thai và đưa thai nhi ra ngoài.
Bước 3: Nghỉ ngơi và theo dõi
Sau khi nạo thai xong, thai phụ sẽ ở lại cơ sở y tế để theo dõi khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Bác sĩ sẽ kiểm tra về chỉ số tim mạch huyết để đảm bảo sức khỏe thai phụ bình thường. Nếu không có vấn đề gì bất thường, thai phụ sẽ được ra về.
Trong 5-7 ngày đầu sau nạo thai, bạn sẽ có tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng dưới và buồn nôn. Tuy nhiên có triệu chứng này chỉ kéo dài một vài ngày, sau đó sẽ thuyên giảm dần. Nếu các biểu hiện có triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần đến cơ sở y tế để khám lại ngay.
Nạo thai có nguy hiểm không?
Sao với phá thai bằng thuốc và hút thai thì nạo thai là phương pháp xâm lấn, do đó nó sẽ có nguy cơ gây bệnh tiểu nhiều hơn. Nếu quy trình nạo thai không đảm bảo, thai phụ có thể gặp phải các tai biến như:
Băng huyết:
Đây là tình trạng âm đạo ra nhiều máu, dẫn đến thiếu máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, thai phụ có thể bị choáng, ngất hoặc thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Sót nhau, sót thai:
Biến chứng phổ biến do nạo thai không an toàn là sót nhau sót thai. Điều này có thể xảy ra do bác sĩ không nạo hết tổ chức thai ra ngoài hoặc do nhau thai bị đứt. Vấn đề này đã gây nhiễm trùng tử cung nghiêm trọng nếu không được xử lý.
Thủng buồng tử cung:
Thủng buồng tử cung thường là biến chứng do bác sĩ có tay nghề kém, thực hiện không đúng kỹ thuật. Thủng buồng tử cung sẽ gây mất máu, gây sẹo ở bên trong tử cung. Điều này làm giảm sự co dãn của tử cung và ảnh hưởng đến quá trình mang thai sau này.
Thai chết lưu:
Đây là tình trạng thai nhi vẫn nằm trong tử cung của người mẹ. Thai chết lưu sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và rối loạn đông máu rất nguy hiểm.
Sau khi nạo thai cần kiêng gì?
Để cơ thể mau hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng sau nạo thai, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý:
Kiêng đi lại, vận động mạnh:
Sau nạo thai cơ quan sinh dục sẽ cần một thời gian để hồi phục. Vì vậy, bạn không nên đi lại quá nhiều hoặc vận động mạnh, nhất là mang vác nặng. Vận động thể chất nặng có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cổ tử cung.
Kiêng quan hệ tình dục:
Sau khi nạo thai, bạn cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất một tháng để tử cung lành lại hoàn toàn. Việc quan hệ quá sớm rất dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
Không nên mang thai quá sớm:
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau nạo hút thai bạn cũng nên tránh thai ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Đây là thời gian để tử cung và các cơ quan sinh dục hồi phục hoàn toàn. Việc mang thai lại quả sớm sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao.
Đảm bảo vệ sinh vùng kín
Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ nhất là các thực phẩm có chứa sắt, protein, axit folic để cơ thể mang một chục.
Trên đây là những thông tin về phương pháp nạo thai và quy trình nạo thai. Đây là phương pháp phá thai xâm lấn, do đó có thể gây tổn thương tử cung. Vì vậy bạn hãy tư vấn thật kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện phá thai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét